Chương trình học
Nội dung học
4 tuổi là ngưỡng mà trẻ bắt đầu tiếp nhận và tò mà về thế giới xung quanh. Hơn hết, đây cũng là độ tuổi mà xương trẻ còn mềm và dễ dàng thực hiện làm quen với các động tác uốn dẻo.
Nếu cảm thấy các bé thích nhảy múa, hay đong đưa theo nhạc, mẹ có thể cho bé trải nghiệm bản thân qua một lớp học ba-lê. Môn nghệ thuật này không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn giúp bé trở nên nhanh nhẹn hơn, tập trung hơn.
Trường múa Colorado (Mỹ) cho biết múa ba-lê giúp cải thiện sức mạnh cơ thể, tính linh hoạt và tầm hoạt động. Ngoài ra, tập ba-lê còn làm tăng khả năng phối hợp và giữ thăng bằng, theo Học viện múa Joffrey (Chicago, Mỹ).
Nhảy múa làm tăng nhịp tim, tăng sức bền, khả năng chịu đựng và đặc biệt là tăng sức khỏe tim mạch nói chung. Với các bé nhỏ tuổi, đây là một cách giúp bé nâng cao khả năng điều khiển cơ thể, rèn luyện sự dẻo dai khi xương còn mềm mại, xây dựng một phong thái duyên dáng cho bản thân.
Trang web của Nhà hát ba lê Brighton (Mỹ) khẳng định việc luyện tập ba lê cổ điển sẽ truyền cho bé cảm giác tự hào, thúc đẩy phát triển lòng tự trọng. Trong quá trình hoàn thiện các kĩ thuật múa, bé sẽ dần tự tin hơn.
Cảm giác này không chỉ có khi bé tập múa mà sẽ theo bé trong tất cả các hoạt động khác của cuộc sống sau này. Sau những giờ học căng thẳng, múa ba lê giúp bé thư giãn và sử dụng hiệu quả các năng lượng dư thừa.
Lộ trình học
- Sau 4 giờ: Nắm được cách vô bài, đếm nhịp, cảm nhận tiết tấu, biểu cảm khi bắt đầu bài múa.
- Sau 12 giờ: Luyện tập các kĩ thuật cơ bản như cuộn ngón tay, đá chân… của ballet. Luyện tập nhuần nhuyễn các thế tay, thế chân cơ bản trong ballet.
- Sau 24 giờ: Học và luyện tập chuyển động khớp với nhịp. Thông thạo các dáng di chuyển, đi bộ, nhảy, nhịp điệu và những kỹ năng khác trong ballet. Luyện tập biểu diễn trước máy quay.